Đi tìm lời đáp cho câu hỏi: Có nên nặn mụn không?

09/09/2024 14:42 - Nhung | 0 bình luận

“Có nên nặn mụn không?”. Không phải loại mụn nào chúng ta cũng có thể tự nặn được. Nếu mụn không được xử lý đúng cách sẽ gây ra nhiều tai hại nghiêm trọng: nhiễm trùng, mụn lây lan…

Mụn luôn là nỗi đau đầu của nhiều người, bởi lẽ, mụn không chỉ xuất hiện ở giai đoạn dậy thì mà “vị khách không mời” này vẫn luôn dai dẳng đeo bám chúng ta cho đến mãi về sau. Mỗi khi nhìn vào gương, hay vô thức chạm tay lên mặt, tôi chỉ muốn nặn chúng đi ngay lập tức. Nhưng thực tế “ có nên nặn mụn không ?” luôn có sự tranh cãi với nhiều luồn ý kiến khác nhau. Nhóm phản đối sẽ cho rằng đây là việc làm gây ra nhiều tác hại như viêm nhiễm, lây lan mụn. Nhóm đồng tình cho rằng nặn mụn sẽ giải quyết được triệt để mụn vì khi đó nhân mụn thực sự được loại bỏ, da sẽ thông thoáng, không còn vi khuẩn.

1. Nguyên nhân gây mụn

Mụn được hình thành do hậu quả của việc rối loạn tuyến bã nhờn. Khi da bị rối loạn tuyến bã nhờn, lượng dầu thừa tiết ra nhiều hơn bình thường gây bít tắc nang lông. Khi nang lông bị bị bít tắc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn (ví dụ như P.Acne) phát triển mạnh mẽ. Hậu quả của quá trình đó là trình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và hình thành mụn.

 

Lời đáp cho câu hỏi "Có nên nặn mụn không?"

 

Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn, nhưng tựu trung chúng ta có thể phân ra thành hai nguyên nhân chính: Những yếu tố bên trong cơ thể và các tác nhân bên ngoài. Những yếu tố phát sinh từ bên trong cơ thể như: Rối loạn hormone, stress, di truyền, cơ thể tích trữ nhiều độc tố, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng… dẫn đến việc rối loạn tuyến bã nhờn. Những yếu tố bên ngoài gây ra mụn như ô nhiễm, khói bụi, mỹ phẩm… khiến da bị nhiễm khuẩn và bí tắc lỗ chân lông.

 

2. Các loại mụn

Chúng ta có thể phân mụn ra thành 2 dạng: Mụn viêm và mụn không viêm. Những loại mụn không viêm thường không gây viêm nhiễm và được biết đến như mụn đầu trắng, mụn đầu đen và sợi bã nhờn. Những loại mụn viêm sẽ gây ra tình trạng viêm, sưng và nhức tại vùng da nổi mụn, cụ thể như: mụn mủ, mụn ẩn, mụn trứng cá, mụn u nang…

Lời đáp cho câu hỏi "Có nên nặn mụn không?"

 

3. Có nên nặn mụn không?

Tuỳ vào từng loại mụn chúng ta sẽ có thể nặn mụn hay không. Nặn mụn là việc chúng ta dùng một tác động lực bên ngoài để đẩy những nhân mụn (hỗn hợp bã nhờn, bụi bẩn, dầu thừa gây tắt nghẽn lỗ chân lông) ra ngoài. Tuy nhiên các chuyên gia da liễu thường khuyến cáo chúng ta không nên tự ý nặn mụn vì sẽ phá vỡ cấu trúc da và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như viêm, sưng, lây lan mụn…

Đối với mụn không viêm

Đối với những mụn không viêm thì chúng ta có thể tự xử lý được một cách dễ dàng mà không nhất thiết phải nặn mụn. Ví dụ như các sợi bã nhờn quanh mũi, khi rửa mặt chúng ta có thể tập trung rửa kỹ vùng này hơn. Các bạn có thể dùng các miếng dán lột mụn để lấy đi các sợi bã nhờn trên mũi. Chúng ta cũng có thể các dụng cụ rửa mặt như miếng silicone rửa mặt, bọt biển, cọ rửa mặt hoặc máy rửa mặt để làm sạch da mặt tốt hơn. 

 

Lời đáp cho câu hỏi "Có nên nặn mụn không?"

 

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xông mặt thường xuyên từ một đến ba lần mỗi tuần để làm sạch sâu các lỗ chân lông và tác động nhiệt giúp da hồng hào tươi trẻ.

Đối với mụn viêm

Tuy nhiên, đối với các mụn viêm thì chúng ta tuyệt đối không được tự ý nặn nếu không muốn tình trạng da thêm tồi tệ. Thứ nhất, chúng ta không đảm bảo những sản phẩm chúng ta dùng để tự nặn những loại mụn viêm đã vệ sinh và vô trùng triệt để. Các chuyên viên trị mụn sẽ cực kỳ khắt khe trong quá trình nặn mụn với các dụng cụ mới được vô trùng, và đeo găng tay để không vô tình đưa thêm vi khuẩn vào da đang viêm nhiễm.

Lời đáp cho câu hỏi "Có nên nặn mụn không?"

 

Thứ hai, việc nặn mụn không đúng kỹ thuật và chuyên môn sẽ làm ảnh hưởng cấu trúc da, làm tổn thương sâu đến các tế bào da. Với sự thiếu hụt về chuyên môn, chúng ta sẽ không chắc rằng nhân mụn đã được hoàn toàn lấy ra bên ngoài. Bên cạnh đó chúng ta sẽ thường nghĩ  “dùng lực mạnh thì nhân mụn mới được lấy ra triệt để”. Suy nghĩ này hoàn toàn sai! Vì khi dùng lực quá mạnh để nặn mụn sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng, phá huỷ các lớp tế bào dưới da.

Thứ ba, việc tự nặn mụn không đúng cách sẽ khiến mụn lây lan sang các vùng da lân cận. Bởi lẽ, quá trình nặn mụn sẽ vô tình mang ổ vi khuẩn di chuyển sang vùng da lành lặn cạnh bên.

 

Lời đáp cho câu hỏi "Có nên nặn mụn không?"

 

Đối với các mụn viêm chúng ta tốt nhất không nên tự ý nặn ra. Thay vào đó, hãy sử dụng các kem trị mụn chuyên biệt để chữa trị mụn. Tìm mua các sản phẩm có các thành phần như: Salicylic Acid, Sulfure (Lưu huỳnh), Tea Tree Oil (tràm trà)… để chấm trực tiếp vào các nốt mụn. Khi sử dụng các sản phẩm có chứa các hoạt chất trị mụn, nhân mụn sẽ dần tiêu biến hoặc sẽ khô dần lại và dễ dàng lấy ra khỏi da.

 

Lời đáp cho câu hỏi "Có nên nặn mụn không?"

 

Đối với những bạn mụn ẩn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu với AHA & BHA để đẩy các nhân mụn từ từ ra khỏi da. Tuy nhiên cần lưu ý về liều lượng và cách sử dụng. Chúng ta nên sử dụng nồng độ thấp khi bắt đầu để các sản phẩm có thể quen dần với da và tránh hiện tượng “break out” (da bị nổi rất nhiều mụn trong khoảng thời gian ngắn).

Ngoài ra nếu như da bị mụn ở diện rộng thì có lẽ bạn có thể dã vô tình sử dụng kem trộn hoặc các sản phẩm có chứa Corticoid. Tuỳ tiện sử dụng Corticoid không theo chỉ định bác sĩ sẽ phá huỷ lớp màng tự nhiên bảo vệ da khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm ở cấp độ nghiêm trọng. Những trường hợp như thế này, chúng ta không nên tự xử lý bằng việc tự nặn mụn hay thoa các sản phẩm trị mụn. Điều tiên quyết nên làm là nên đi thăm khác ở các bệnh viện hay bác sĩ da liệu để có phác đồ điều trị chính xác.

 

Lời đáp cho câu hỏi "Có nên nặn mụn không?"

 

Nếu như bạn thực sự không thể chịu đựng được những đốt mụn trên mặt mình, hoặc dùng mọi cách cũng không thể “tống khứ” nhân mụn ra khỏi da thì có thể đến các trung tâm chăm sóc da uy tín để xử lý. Tại đây, các chuyên viên, bác sĩ có chuyên môn sẽ chữa trị mụn hiệu quả. Đồng thời, với tay nghề và kinh nghiệm trong việc lấy nhân mụn và các thiết bị hiện đại, họ sẽ xử lý nhân mụn một cách nhẹ nhàng, triệt để, hạn chế để lại vết thâm và sẹo rỗ.