Độ pH của da là gì? Đâu là cách tốt nhất duy trì độ PH cân bằng cho làn da

10/05/2022 14:00 - Nhung | 0 bình luận

Duy trì độ pH của da ở mức độ ổn định được xem là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe tổng thể của làn da. Vậy độ pH là gì và đâu là những tác nhân gây ảnh hưởng đến chúng? Cùng Reviewcos khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

Độ pH của da là gì?

 

Thang đo pH thường có độ dao động từ 1 đến 14 và 7 được coi là “trung tính”. Khi đó, các số thấp hơn 7 có tính axit và các số cao hơn được coi là kiềm, hoặc không có axit. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, độ pH da khỏe mạnh sẽ nghiêng về mặt axit. Với độ axit nhiều hơn, làn da của bạn có thể chống lại các vi khuẩn có hại và làm hỏng các gốc tự do làm tăng quá trình lão hóa. Tuy nhiên, điều này lại là một chút thách thức để cân bằng độ pH của da. 

Bạn có thể ước lượng được mức độ pH trên da của mình nhờ vào việc quan sát và nếu da có kết cấu mềm, không có đốm khô thì sẽ được coi là cân bằng. Còn trong trường hợp da có các dấu hiệu kích thích, mụn trứng cá, mẩn đỏ và các đốm khô thì có thể đây là dấu hiệu của độ pH da cao và đang nghiêng về tính kiềm nhiều hơn. Vậy phải làm thế nào bạn có thể duy trì mức độ axit của làn da mà không gây hại? Cùng xem ở phần tiếp theo nhé!

 

Độ pH của da

Đâu là những yếu tố gây ảnh hưởng đến độ pH của da

 

Theo tiêu chuẩn, độ pH trung tính là 7 và với bất cứ thứ gì cao hơn là kiềm, thấp hơn là axit. Tuy nhiên, đối với da, thang đo pH có xu hướng rộng hơn một chút vì độ axit sẽ nằm trong khoảng từ 4 đến 7. Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên Tạp chí Khoa học Quốc tế về mỹ phẩm đã báo cáo rằng mức độ pH lý tưởng trên da chỉ nên dưới 5. 

Trẻ sơ sinh mức độ pH tương đối cao trên da (khoảng 7) và khi chúng lớn lên, độ pH sẽ nhanh chóng giảm. Điều này được so sánh với độ pH da trưởng thành vì chúng ta sẽ có mức độ thấp hơn, trung bình là 5,7. 

Độ pH của da

 

Thêm vào đó, độ pH của da còn thay đổi tùy thuộc vào diện tích của cơ thể. Đối với các khu vực tiếp xúc ít hơn, chẳng hạn như mông, vùng da cánh và khu vực sinh dục thì sẽ có xu hướng duy trì tính axit tự nhiên của chúng. Ngược lại, các vùng ngực, da mặt và tay của bạn lại có xu hướng kiềm hơn. Sự khác biệt này là do các khu vực da tiếp xúc nhiều hơn với các yếu tố như: 

  • - Ô nhiễm môi trường
  • - Mụn
  • - Mỹ phẩm
  • - Thay đổi thời tiết, mức độ ẩm thấp khác nhau
  • - Ánh nắng mặt trời
  • - Thường xuyên rửa, tắm da

 

Độ pH của da

Phương pháp duy trì độ pH của da

 

Cân nhắc đến toner

Toner – hay còn được biết đến là nước cân bằng da sẽ là một phương pháp giúp duy trì độ pH ổn định. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn có thể giúp bạn làm săn chắc da, se khít lỗ chân lông và giúp các dưỡng chất thẩm thấu dễ dàng cũng như hiệu quả hơn.

Đừng quên dưỡng ẩm

Dù da của bạn có xu hướng nhiều dầu nhờn thì việc dưỡng ẩm vẫn là một yếu tố cần thiết. Khi đó, các sản phẩm này sẽ đem đến cho bạn một lượng độ ẩm nhất định nhằm không khiến da bị khô hay thiếu nước. Điều này cũng phần nào giúp cho mức độ pH của da không quá cao hay quá thấp mà lại có thể duy trì trong trạng thái cân bằng.

Tẩy tế bào chết theo định kỳ 

Làm sạch da với các sản phẩm tẩy tế bào chết cũng là cách giúp da của bạn được thông thoáng, sạch sẽ và đồng thời loại bỏ cặn bẩn, dầu thừa gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó, sức khỏe tổng thể của làn da được cải thiện, da của bạn cũng sáng mịn và khỏe mạnh hơn. 

Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ

Bên cạnh các phương pháp chăm sóc da như dùng toner, dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết thì việc lưu ý đến các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ cũng cần được quan tâm. Nếu dùng các chất tẩy rửa có tính axit càng mạnh, độ pH quá cao thì da mặt của bạn dễ có nguy cơ kích ứng hơn. Chính vì vậy, tốt hơn hết là bạn chỉ nên làm sạch da mặt với các sản phẩm có độ pH nhỏ hơn 6 để duy trì làn da khỏe mạnh.