Độ pH là gì? Độ pH trong sản phẩm chăm sóc da quan trọng như thế nào?
Bạn có biết, độ pH của công thức mỹ phẩm cần đảm bảo tương thích với độ pH tự nhiên của da thì mới có thể phát huy tối đa hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe làn da? Mặc dù vấn đề về độ pH không thường xuyên được đề cập nhưng hiểu rõ và hiểu đúng về yếu tố này là điều không thể bỏ qua nếu muốn sở hữu diện mạo làn da rạng rỡ. Hãy cùng Reviewcos tìm hiểu độ pH là gì và những thông tin liên quan trong bài viết sau đây nhé!
1. Độ pH là gì?
Độ pH – Potential of Hydrogen là thuật ngữ liên quan đến hoạt động của các ion hydro (trong đó, ion là các phân tử mang điện tích âm hoặc dương) trong dung dịch gốc nước. Trên phương diện hóa học, hydro chiếm 2/3 phân tử nước, tức là một phân tử nước bao gồm hai phân tử hydro và một phân tử oxy, tạo thành công thức H2O.
Độ pH của một loại dung dịch được quy ước theo thang số chạy từ 0 đến 14. Những loại dung dịch có độ pH dưới 7 – độ pH trung tính được gọi là có tính acid còn những dung dịch có độ pH lớn hơn 7 được gọi là có tính kiềm. Chẳng hạn nước chanh với độ pH là 2 sẽ có tính acid, trong khi Amoniac có độ pH là 12 sẽ mang tính kiềm.
Một lưu ý Paula’s Choice muốn nhấn mạnh là mặc dù sự khác biệt giữa các mức pH bạn nhìn thấy có vẻ không đáng kể nhưng do thang pH được đo theo công thức logarit với mức tăng gấp 10 lần so với thông thường. Ví dụ, dung dịch có độ pH bằng 3 sẽ lớn gấp 100 lần so với độ pH bằng 5. Chính vì vậy, chỉ một sự chênh lệch nhỏ trong mức pH của sản phẩm cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến làn da của bạn.
Thang pH được sử dụng
2. Độ pH của da là gì?
Khoa học đã chỉ ra rằng làn da của chúng ta có độ pH mang tính acid tự nhiên và có khả năng tương thích cao với các sản phẩm chăm sóc da có mức pH trong khoảng acid phù hợp. Mỗi làn da sẽ có mức pH chính xác khác nhau, tuy nhiên các nghiên cứu đã thống kê và đưa ra chỉ số pH trung bình của da là 4.7.
Bên cạnh đó, các tài liệu khoa học cũng đã chỉ ra rằng làn da nam giới thường có tính acid cao hơn da nữ giới và độ pH của da sẽ tăng dần theo tuổi tác, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức acid.
Một đặc điểm thú vị nữa ở độ pH của da là chuyển từ mức pH trung tính khi vừa sinh ra sang mức pH acid sau vài tuần tuổi.
3. Độ pH ảnh hưởng đến da như thế nào?
Sử dụng sản phẩm có độ pH quá cao (lớn hơn 7.5) hoặc quá thấp (bé hơn 3.5) liên tục trong thời gian dài sẽ gây tổn thương da, làm suy yếu hàng rào bảo vệ da, khiến da trở nên khô hơn, căng rát, kích ứng, thậm chí là xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm do da yếu đi.
Mặc dù làn da có thể tự cân bằng độ pH trên da trở về mức tự nhiên vốn có nhưng khi sản phẩm nằm ngoài mức pH cho phép, làn da sẽ mất rất nhiều thời gian cho quá trình tự cân bằng. Trong lúc này, các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực cho da sẽ có điều kiện thuận lợi để tấn công và gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Đặc biệt trong các sản phẩm làm sạch có chứa thành phần tẩy rửa mạnh hay các sản phẩm kem chống nắng có chứa các chất chống nắng mạnh, độ pH thường ở mức không cho phép sử dụng trên da.
Độ pH theo tuổi cũng có thể thay đổi tùy thời điểm và tùy từng làn da
4. Cách lựa chọn sản phẩm có độ pH phù hợp cho da
Để tránh xảy ra những vấn đề này, nhiều người cho rằng cần sử dụng các sản phẩm có độ pH cân bằng với độ pH tự nhiên của da. Nhận định này là đúng nhưng không đủ. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các sản phẩm có độ pH ổn định, sắp xếp chúng một cách phù hợp trong quy trình chăm sóc da.
Đồng thời, không phải sản phẩm mỹ phẩm nào cũng đều có thông tin chính xác về độ pH trên nhãn và bạn cần lựa chọn những nhãn hàng uy tín để đảm bảo an toàn cho da.
Vậy tại sao độ pH chênh lệch với độ pH tự nhiên của da nhưng vẫn có thể sử dụng? Sau đây là câu trả lời:
- - Một công thức chăm sóc da đảm bảo sẽ có độ pH cân bằng trong khoảng từ 4 đến 7 để đảm bảo làn da có thể thích nghi và tự cân bằng sau khi sử dụng
- - Phần lớn các sản phẩm làm sạch hoặc thoa trên da hiện nay đều có độ pH cân bằng
- - Một số sản phẩm chăm sóc đặc biệt nằm ngoài khoảng cân bằng kể trên nhưng vẫn được sử dụng bởi nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự gián đoạn nhẹ về độ pH của da (chẳng hạn như do sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết AHA hoặc BHA có độ pH là 3,6 hoặc kem chống nắng khoáng chất có độ pH là 7,5) chỉ là tạm thời
- - Da có thể tự cân bằng về độ pH bình thường trong khoảng 1h
- - Các sản phẩm có tính acid có khả năng kích thích hoạt động tế bào, thúc đẩy sản sinh tế bào mới cho da mịn màng, ngậm nước
5. Cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc da theo độ pH
Để các sản phẩm bạn sử dụng có thể phát huy tối đa tác dụng cũng như đảm bảo cân bằng pH cho da, sau đây là lời khuyên dành cho bạn:
5.1. Thoa sản phẩm có độ pH từ thấp đến cao
Quy trình chăm sóc da cơ bản bạn cần áp dụng bao gồm các bước như: Sữa rửa mặt – Toner – Loại bỏ tế bào chết – Tinh chất – Kem dưỡng/Kem chống nắng. Nếu sử dụng nhiều hơn một loại tinh chất, hãy bắt đầu với sản phẩm có độ pH thấp trước rồi đến độ pH cao. Trường hợp sản phẩm có độ pH tương đương, thứ tự đúng là kết cấu từ lỏng đến đặc.
5.2. Không cần có khoảng nghỉ giữa hai bước chăm sóc da
Bên cạnh thắc mắc độ pH là gì? Thì có cần đợi sản phẩm khô trong một thời gian nhất định rồi mới thoa sản phẩm tiếp theo không? Câu trả lời chúng tôi đưa ra lúc này là: Không!
Bạn không cần phải lo lắng về việc các sản phẩm có độ pH khác nhau sẽ gây xung đột công thức trên da và không cho hiệu quả tối đa bởi một khi phạm vi pH của sản phẩm gốc nước được thiết lập, mức pH này sẽ được giữ vững kể cả khi kết hợp cùng lúc với sản phẩm nằm ngoài phạm vi pH đó.
Đồng thời, việc phá vỡ mức pH vốn có của sản phẩm cần thêm rất nhiều những yếu tố khác như nhiệt độ cao hơn, một lượng phân tử nước dồi dào và một khoảng thời gian dài. Thế nhưng ở điều kiện thường và thời gian ngắn khi bạn thực hiện quy trình chăm sóc da, những yếu tố này không thể xảy ra.
Chẳng hạn như đối với độ pH của nước ở 77 độ C là 7, khi nhiệt độ tăng đến 122 độ, độ pH chỉ giảm xuống còn 6.6, một mức không đáng kể.
5.3. Bảo quản sản phẩm trong điều kiện thích hợp
Như đã đề cập, nhiệt độ có thể trở thành yếu tố gây biến đổi công thức sản phẩm, bao gồm cả độ pH. Do đó, bảng thành phần sản phẩm và cách bảo quản lúc này là cực kỳ quan trọng.
Cụ thể, độ pH của sản phẩm có thể thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. Khi nhiệt độ tăng lên đến ngưỡng nhất định, nước trong dung dịch tạo ra nhiều phân tử hydro hơn khiến độ pH của sản phẩm tăng lên. Mặc dù đây là trường hợp hiếm gặp nhưng đối với những sản phẩm chứa các thành phần chống oxy hóa, đặc biệt là các loại serum chứa Vitamin C nguyên chất, nhiệt độ và không khí có thể trở thành tác nhân khiến kết cấu sản phẩm oxy hóa và ngả màu vàng đậm.