Giải mã 04 hiểu lầm thường thấy về dầu xả
Dầu xả là một sản phẩm chăm sóc tóc không còn xa lạ gì với phái nữ. Tuy nhiên, chọn đúng item thôi chưa đủ, vấn đề quan trọng vẫn là liệu bạn đã sử dụng chúng đúng cách hay chưa. Bởi lẽ, nếu vướng phải những hiểu lầm dù vô tình hay cố ý, việc đó vẫn có nguy cơ khiến mái tóc ngày càng tệ đi. Cùng Reviewcos tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.
Thoa dầu xả vào chân tóc để dưỡng chất thấm sâu
Phải thừa nhận rằng đối với một số sản phẩm haircare, bạn cần thoa tinh chất từ chân tóc để đảm bảo dưỡng chất được hấp thụ nhiều nhất có thể, sợi tóc theo đó phát triển từ gốc. Tuy nhiên đối với dầu xả, hành động đó lại không đúng vì sẽ khiến lượng bã nhờn trên da đầu diễn ra mất kiểm soát, khiến tóc bạn dễ bẩn hơn. Ngoài ra, việc mất cân bằng độ ẩm còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến một số bệnh lý về da đầu.
Dùng càng nhiều dầu xả thì tóc càng mượt
“Điều gì nhiều quá cũng không tốt” là câu nói rất đúng về những hiểu lầm thường thấy về dầu xả. Mái tóc được apply quá lượng dầu xả cần thiết sẽ gia tăng độ bết rít, khói bụi từ môi trường bên ngoài dễ bám dính hơn. Bên cạnh đó, việc này còn khiến bạn tốn thêm thời gian để xả sạch lượng sản phẩm còn tồn đọng. Vậy nên, tuỳ vào độ dày của tóc, bạn chỉ nên lấy một lượng dưỡng chất vừa đủ, thoa đều từ chân đến ngọn tóc rồi massage nhẹ nhàng trước khi xả lại với nước sạch nhé.
Thật sai lầm khi bạn cho rằng dầu xả và kem ủ là y hệt nhau. Điểm chung của 2 sản phẩm này là bổ sung độ ẩm cũng như dưỡng chất giúp tóc mềm mượt. Tuy nhiên, dầu xả có thể cho bạn cảm giác suôn mượt tức thì trong khi kem ủ có thể giữ vững được đặc điểm ấy với thời gian lâu hơn chút đỉnh. Về thời gian sử dụng, dầu xả phù hợp dùng mỗi ngày ngay sau bước dầu gội, còn kem ủ chỉ nên apply 1 – 2 lần/ tuần. Tùy vào nhu cầu của bản thân, bạn có thể cân nhắc dùng loại nào nhé.
Chỉ dùng dầu xả khi tóc hư tổn
Chăm sóc tóc là cả một quá trình kiên trì và áp dụng đúng phương pháp. Việc sử dụng dầu xả cũng tương tự như thế, nó sẽ giúp tạo một lớp màng bảo vệ tóc khỏi hư tổn theo thời gian. Thay vì đợi khắc phục hậu quả, tại sao chúng ta không bắt đầu ngăn ngừa hữu hiệu. Đó là chưa kể nhiều tình trạng hư tổn nặng còn mất rất nhiều thời gian và kinh phí nhưng kết quả thì chưa chắc khiến bạn hài lòng.