Giải mã từ A – Z về tác hại của tia UV với làn da: Phòng ngừa vẫn hơn chữa trị
Bạn đã biết về tia UV cũng như tác hại của tia UV đối với làn da của chúng ta chưa? Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn, hãy theo dõi bài viết giải mã tất tần tật về tia cực tím và cách bảo vệ da dưới đây nhé.
Tia UV – Giải mã từ A – Z lợi bất cập hại của tia UV với làn da
Tia UV là gì?
Có lẽ bạn đã nghe nói nhiều về tia UV hay tia cực tím nhưng liệu bạn đã hiểu bản chất thật sự của nó? Trên thực tế, ánh sáng mặt trời phân loại thành 3 nhóm gồm tia UV, tia hồng ngoại và ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong đó, tia UV (hay bức xạ tia cực tím) là dạng bức xạ điện từ do mặt trời hoặc các yếu tố nhân tạo như mỏ hàn, giường tắm nắng… gây ra. Sở dĩ có tên gọi tia cực tím là do sắc tím có bước sóng ngắn nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy nên chúng hoàn toàn vô hình với mắt người.
Hơn nữa, quang phổ (dải các tần số của bức xạ điện từ) của tia UV chia thành 2 vùng tia là vùng tử ngoại xa với bước sóng từ 200 – 10 nm và vùng tử ngoại gần có bước sóng từ 380 – 200 nm.
UV tự nhiên và UV nhân tạo
- - UV tự nhiên: Xuất phát trực tiếp từ ánh sáng mặt trời, gồm 5% tia UVB và 95% tia UVA. Theo đó, bức xạ cực tím mạnh nhất ở gần đường xích đạo và chủ yếu vào buổi sáng trong khung giờ từ 10h-16h. Đặc biệt, tia UV có thể xuất hiện cả vào những ngày không có nắng và nhiều mây.
- - UV nhân tạo: Hình thành từ giường và phòng tắm nắng. Hai tác nhân này gây hại tương tự tia UV tự nhiên, thậm chí còn nguy hiểm hơn vì chúng không có khả năng cung cấp vitamin D như ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, những liệu pháp điều trị bệnh lý về da như ung thư, chàm, vẩy nến hay ứng dụng của đèn chiếu sáng tác phẩm nghệ thuật, thu hút côn trùng cũng phát ra tia UV nhân tạo.
Phân loại tia UV
Tia UV được chia thành 3 loại cơ bản sau đây:
- - UVA (có bước sóng từ 380 – 315 nm): sóng dài hay ánh sáng đen.
- - UVB (có bước sóng từ 315 – 280 nm): sóng trung.
- - UVC (có bước sóng dưới 280 nm): sóng ngắn hay sóng có đặc tính tiệt trùng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tia UV mà chúng ta tiếp xúc
Liều lượng tia UV mà chúng ta tiếp xúc tùy thuộc vào các yếu tố như sau:
- - Độ cao: Càng cao thì ảnh hưởng của tia cực tím càng mạnh.
- - Địa lý: Tia cực tím có mặt nhiều nhất của khu vực nhiệt đới cận xích đạo, do vậy nếu bạn ở xa đường xích đạo trái đất thì ít chịu tác động từ UV hơn.
- - Giờ cao điểm: Cường độ tia UV hoạt động mạnh nhất trong khung giờ từ 10h-14h.
- - Yếu tố ngoại cảnh: Tia UV thường chiếu mạnh ở những không gian rộng và cao như cát, tuyết… Trong khi khả năng tiếp xúc của bức xạ cực tím sẽ hạn chế hơn ở đô thị, nơi có nhiều tòa nhà cao tầng che chắn.
- - Các loại thuốc: Việc sử dụng thuốc như an thần, tránh thai, lợi tiểu… sẽ khiến cơ thể bạn nhạy cảm hơn với tia UV.
Lợi ích của tia UV
Trước khi đề cập đến tác hại của tia UV, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại như:
- - Kích thích quá trình vận động của cơ thể.
- - Giúp cơ thể sản sinh vitamin D và bảo vệ xương chắc khỏe.
- - Tiêu diệt các loại vi khuẩn và virus.
- - Điều trị hiệu quả bệnh vảy nến.
Tác hại của tia UV
Các tác hại của tia UV đối với làn da bao gồm:
- - Gây nên tình trạng cháy nắng, khiến da đỏ ửng và bỏng rát.
- - Tiêu hủy collagen cũng như mô liên kết da, hình thành tàn nhang, đốm nâu và nếp nhăn.
- - Gây ung thư da nếu tiếp xúc với tia UV ở cường độ cao.
Nguyên tắc chăm da ngày Hè, bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV
Không nhuộm da nâu cực đoan
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, việc thay đổi màu da có sự tham gia của tia cực tím là vô cùng có hại. Do đó, nếu nhuộm da nhiều lần và liên tục trong thời gian dài sẽ làm mất khả năng chống nắng của da và khiến làn da dễ kích ứng trước ánh nắng mặt trời, dẫn đến tình trạng lão hóa. Tuy vậy, diện mạo xuống cấp chưa đáng sợ bằng nguy cơ ung thư da ẩn chứa sau dấu hiệu ngả màu sau khi nhuộm hay cháy nắng.
Ngoài ra, các chị em sử dụng sản phẩm nhuộm da nâu còn đối diện với rủi ro vô sinh hoặc sinh con bị dị tật. Theo nghiên cứu, hợp chất nitrosamines và formaldehyde trong thuốc nhuộm da sẽ gây rối loạn hormone và tác động tiêu cực đến thai nhi.
Che chắn cẩn thận khi hoạt động ngoài trời
Khi hoạt động ngoài trời, bạn cần có những biện pháp chống nắng phù hợp như dùng quần áo che nắng, mũ rộng vành, bao tay… để phòng ngừa tác hại của tia UV. Đồng thời, bạn hãy trang bị thêm ô dù nhăm che nắng khi cần thiết.
Hạn chế ra ngoài trong giờ cao điểm
Khung giờ cao điểm của tia cực tím thường dao động từ 12h đến 16 giờ mỗi ngày. Vì vậy, bạn hãy hạn chế ra ngoài trong khung giờ này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da. Tuy nhiên, nếu buộc phải lao động ngoài trời thì bạn tránh ở ngoài quá lâu mà hãy tranh thủ vào chỗ râm mát nghỉ ngơi sau khoảng thời gian nhất định.
Sử dụng serum chống nắng
Serum chống nắng có công dụng chống tia UVA và cả UVB, hơn nữa còn giúp nuôi dưỡng và phục hồi da hiệu quả. Lời khuyên từ các chuyên gia làm đẹp về việc sử dụng kem chống nắng hoàn hảo đó chính là trước 30 phút trước khi đi