Melanin là gì? Cơ chế hình thành sắc tố melanin gây nám da
Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những kẻ thù của làn da, gây nên tàn nhang, sạm da, nám da chính là melanin. Thế nhưng, nếu da không có melanin đồng nghĩa với việc da chúng ta đang bị bệnh và đang trong tình trạng nguy hiểm. Vậy, melanin là gì? Vai trò cũng như những tác hại của sắc tố này là gì? Liệu melanin có phải là hung thủ khiến bạn có làn da đen sạm? Cùng Reviewcos giải đáp các thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
1. Sắc tố melanin là gì?
Melanin chính là thuật ngữ khoa học dùng để gọi một nhóm các sắc tố tự nhiên được tìm thấy trong hầu hết các sinh vật. Nhóm sắc tố này hình thành bởi quá trình sản xuất của các tế bào biểu bì tạo sắc tố và có ở tóc, các sắc tố lòng đen của mắt, trong da… Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng melanin chính là yếu tố quyết định màu da ở người. Đó cũng là lý do nhiều người băn khoăn liệu melanin có là hung thủ gây sạm da, nám da?
2. Cơ chế hình thành sắc tố melanin
Sau khi làm rõ định nghĩa melanin là gì, Reviewcos sẽ mách nhỏ đến bạn cơ chế hình thành loại sắc tố này ngay sau đây. Thông thường, những sắc tố melanin thường được hình thành bởi các nguyên nhân chính như:
- - Sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp của men Tyrosinase.
- - Những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, nhất là tia UV.
- - Sự thay đổi nội tiết tố.
- - Căng thẳng kéo dài.
- - Bôi/ thoa thuốc rượu, kem trộn.
- - Da nhiễm corticoid.
- - Lạm dụng peel da và lột tẩy quá mức.
- - Dùng máy móc năng lượng cao để điều trị da nhưng sai kỹ thuật.
- - Lăn kim gây ra tình trạng viêm da hay nhiễm trùng da.
- - Dùng thuốc dạng uống khiến da tăng sắc tố.
Tuy nhiên, sắc tố melanin chính là con dao hai lưỡi, có thể vừa bảo vệ da vừa là thủ phạm chính khiến da dễ xuất hiện sạm nám, tàn nhang. Khi da buộc phải tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ cũng như vượt quá sự bảo vệ của sắc tố melanin, cơ thể sẽ buộc phải sản sinh ra lượng melanin lớn hơn nhằm tăng cường hàng rào bảo vệ da. Hoặc khi chúng ta có bất kỳ tác động tiêu cực nào ảnh hưởng đến sức đề kháng của da, tế bào melanocyte sẽ lập tức khởi động cảnh báo đến cơ thể để thúc đẩy sản sinh sắc tố melanin kịp thời nhằm bảo vệ và chống lại các bệnh lý về ung thư da.
3. Melanin có vai trò như thế nào?
Chúng ta thường có thói quen sử dụng kem chống nắng trước khi ra đường nhưng ít ai biết được rằng, các sắc tố melanin đã bảo vệ da, giúp da và mô tránh khỏi các tác nhân của ánh nắng mặt trời. Melanin là một chất hấp thụ ánh sáng hiệu quả, sắc tố có thể tiêu tan hơn 99,9% tia UV hấp thụ. Bởi vì đặc tính này, có thể xem melanin như là một tấm lưới sinh học che chắn cho làn da của bạn khỏi tác hại bức xạ UVB, tránh các tác nhân xâm nhập vào da, gây hại cho da như các tia cực tím và các chất oxy hóa, các áp lực hóa học, vi khuẩn, giảm nguy cơ ung thư da. Không chỉ có thế, theo như các nghiên gần đây, những người có số lượng sắc tố melanin ở da nhiều hơn thường có tỷ lệ ung thư da thấp hơn so với những người có ít melanin trên da.
4. Các bệnh lý liên quan đến melanin
4.1. Nám da, làm đen sạm da
Quả thật không sai khi nói rằng melanin chính là “con dao hai lưỡi” bởi các sắc tố melanin không chỉ là kem chống nắng mà đồng thời còn là nguyên nhân gây nên tình trạng da đen sạm của bạn. Khi bạn tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời, các cơ chế hoạt động của da sẽ sản sinh ra nhiều melanin hơn để bảo vệ da. Tuy nhiên, cái gì quá nhiều cũng đều không tốt. Việc da có nhiều melanin hơn mức bình thường chính là lý do bạn có tìm rất nhiều cách chăm sóc da, dùng mặt nạ giấy dưỡng da, sử dụng rất nhiều kem dưỡng trắng da body nhưng da bạn vẫn đen sạm.
Vì vậy, bạn nên chú ý hơn khi để da tiếp xúc với ánh mặt trời nếu muốn cải thiện làn da của mình để da sản sinh ra lượng sắc tố melanin vừa đủ sẽ có lợi cho da của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tẩy tế bào chết body, dưỡng ẩm cho da, sử dụng kem dưỡng trắng da toàn thân để có thể chăm sóc da tốt nhất.
4.2. Mất sắc tố khi làn da bị tổn thương
Tình trạng mất sắc tố thường xảy đến khi làn da đã phải chịu tổn thương quá nhiều ở mức độ nặng và không còn khả năng hồi phục do không thể sản sinh được melanin tại khu vực ấy nữa như nhiễm trùng, bỏng rộp… Tình trạng trên sẽ khiến da không đều màu, tuy không tổn hại đến sức khỏe nhưng lại có thể gây mất thẩm mỹ cao.
4.3. Mất thính lực
Một số nghiên cứu khoa học đã đưa ra nhận xét rằng sự tồn tại của melanin đóng vai trò ảnh hưởng mạnh mẽ đến thính giác của mỗi người. Do đó, khi sắc tố này bị thuyên giảm/ mất đi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thính lực của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng điếc tai.
4.4. Bệnh bạch tạng
Bệnh bạch tạng, có tên y khoa là bệnh giảm sắc tố di truyền và tên khoa học là albinism, có liên quan đến việc rối loạn hoạt động suy giảm sản xuất sắc tố melanin bên trong cơ thể. Biểu hiện của người bị bạch tạng thường sẽ có làn da trắng, lông và tóc màu trắng, da nhợt nhạt, mắt xanh và có vấn đề về thị lực. Người mắc bệnh bạch tạng nên bảo hộ làn da của mình một cách tuyệt đối trước ánh nắng mặt trời.
5. Cách để tăng sắc tố melanin cho cơ thể
Reviewco sẽ giúp bạn bỏ túi thêm nhiều phương cách hỗ trợ tăng sắc tố melanin cho cơ thể hữu hiệu ngay dưới đây nhé:
- - Bổ sung chất chống oxy hóa: Nhờ khả năng tăng cường sản xuất melanin nên việc bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể thường xuyên thông qua các thực phẩm thông dụng như chocolate đen, các loại rau nhiều màu sắc hoặc có sắc xanh đậm, các loại quả mọng đen…. là điều cần thiết.
- - Nạp vitamin A: Vitamin A đóng vai trò khá quan trọng cho quá trình điều chế và sản xuất melanin. Vì lẽ đó mà bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A cho cơ thể như rau bina, khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai lang, bí, cà rốt,…
- - Bổ sung vitamin E: Ngoài công năng hỗ trợ da chống oxy hóa, vitamin E còn giúp gia tăng mức độ melanin khá hiệu nghiệm nữa đấy!
- - Bổ sung thảo mộc cho cơ thể: Hãy tích cực sử dụng các loại thảo mộc/ trà xanh/ thực phẩm bổ sung/ tinh dầu/ tinh chất nghệ… vì những sản phẩm này có chứa rất nhiều, flavonoid và polyphenol, hỗ trợ bảo vệ cơ thể trước tác hại của tia UV, giúp tăng hắc tố và bảo vệ da vô cùng hiệu quả.