Mụn bọc ở má: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả nhanh nhất

08/10/2022 14:15 - Nhung | 0 bình luận

Mụn bọc ở má có lẽ là tình trạng phổ biến thường gặp ở các chị em phụ nữ, đặc biệt là các bạn nữ đang ở trong độ tuổi dậy thì. Mụn bọc không chỉ gây đau nhức, sưng tấy mà khiến cho làn da dễ để lại sẹo, vết thâm gây mất thẩm mỹ. Cùng  tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng mụn bọc ở má hiệu quả trong bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân bị nổi mụn bọc ở má

 

Tình trạng mụn bọc ở má có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên khuôn mặt và nếu như bạn không xử lý đúng cách sẽ khiến cho làn da bị ảnh hưởng, để lại vết thâm trên khuôn mặt. Vậy nguyên nhân do đâu mà mụn bọc xuất hiện?.

  • - Không thay ga giường, vỏ gối thường xuyên: Khi bạn ngủ, các vi khuẩn trên bề mặt gối sẽ dễ dàng tấn công kết hợp với mồ hôi vào sâu làn da và dễ gây mụn. 
  • - Hay chạm tay lên mặt: Tay của bạn tiếp xúc rất nhiều với vi khuẩn và bụi bẩn, chính vì vậy bạn nên hạn chế chạm tay vào mặt càng nhiều càng tốt. 
  • - Chăm sóc da không đúng cách: Nếu như bạn đang bị mụn bọc nhưng lại xử lý và chăm sóc da, sử dụng sản phẩm không đúng cách sẽ khiến làn da trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ nếu bạn đang bị mụn thì nên tránh các sữa rửa mặt scrub vì chúng dễ làm tổn thương và mẩn đỏ. 
  • - Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Việc bạn ăn quá nhiều đường, tinh bột và dầu mỡ sẽ khiến cho tình trạng tiết dầu, bã nhờn hoạt động mạnh, từ đó khiến cho bạn dễ bị tình trạng mụn bọc.
  • - Rối loạn nội tiết tố: Tình trạng rối loạn nội tiết khiến cho làn da tiết nhiều bã nhờn hơn, từ đó dễ gây viêm đỏ, bít tắc lỗ chân lông gây mụn. 
Nguyên nhân nổi mụn bọc ở má

2. Có nên nặn mụn bọc ở má hay không?

 

Ở phần trên, một trong những nguyên nhân gây ra mụn bọc chính là chăm sóc, vệ sinh làn da không đúng cách. Chính vì vậy, khi nặn mụn ở má thì bạn phải cực kỳ cẩn thận vì nếu nốt mụn vỡ ra khi nhân mụn chưa chín sẽ dễ dàng bị lây sang các vùng xung quanh. Do dó, bạn cần phải xác định được thời điểm mụn chín và sử dụng dụng cụ nặn mụn chuyên dụng để lây nhân mụn ra. Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh thật sạch sẽ vùng da bị mụn và xung quanh để tránh tình trạng viêm nhiễm, lở loét. 

 

Nên hay không nặn mụn bọc ở má?

3. Cách trị mụn bọc ở má nhanh và đơn giản nhất tại nhà

Nếu như bạn điều trị tình trạng mụn ở má bằng các phương pháp tự nhiên tại nhà nhưng vẫn chưa trị được dứt điểm có thể là do những vấn đề khác. Bạn có thể áp dụng những cách điều trị mụn bọc ở má sau đây thử nhé!

3.1. Thường xuyên giặt khăn trải giường và vỏ gối

 

Bạn nên vệ sinh, thay khăn trải giường và vỏ gối 1 lần/ tuần để đảm bảo sạch sẽ và giúp cho làn da tránh tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn. Bên cạnh đó, nếu bạn có mái tóc dài thì nên cột chúng lên đỉnh đầu để tóc không tiếp xúc với da mặt, cổ và lưng. 

3.2. Thực hiện đúng quy trình chăm sóc da

 

Một trong những phương pháp tốt nhất để điều trị mụn bọc ở má chính là thực hiện đúng chu trình skincare cho da mụn. Bạn cần phải biết các bước skincare cơ bản cũng như các thứ tự để giúp làn da vừa vệ sinh sạch sẽ, vừa hấp thụ được dưỡng chất tốt hơn. Hơn nữa, bạn cần tìm hiểu và biết sử dụng các sản phẩm điều trị da phù hợp với tình dạng làn da của mình. 

 

 Cách trị mụn bọc ở má tại nhà

3.3. Hạn chế chạm tay lên mặt

 

Bạn hãy ngừng lại thói quen chạm tay lên mặt thường xuyên, vì trong tay chứa rất nhiều vi khuẩn từ các vật xung quanh sẽ khiến cho làn da dễ bị viêm nhiễm, lây lan mụn. Bạn nên rửa tay thường xuyên để hạn chế tình trạng truyền vi khuẩn, bụi bẩn lên mặt nhé. 

3.4. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học

 

Với những bạn đang bị tình trạng mụn bọc ở má, bạn nên giảm lại hàm lượng đồ ngọt, carbohydrate vào cơ thể, giảm nước ngọt có ga. Bên cạnh đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây các loại để bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất để nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, giúp làn da trở nên săn chắc và mịn màng. 

 

cách trị mụn bọc ở má

3.5. Sử dụng thuốc tránh thai

Bạn nên lựa chọn các loại thuốc tránh thai có lượng estradiol phù hợp và hàm lượng progesterone thấp để điều trị mụn bọc. Các thành phần trong thuốc trị mụn giúp cho bạn ức chế tình trạng tiết nhiều bã nhờn, tránh gây bít tắc lỗ chân lông gây mụn. 

4. Cách điều trị mụn bọc ở má chuyên sâu 

 

Nếu như bạn áp dụng các phương pháp thông thường vẫn chưa hiệu quả, thì có lẽ bạn nên sử dụng các biện pháp mạnh mẽ, điều trị da liễu. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi theo tư vấn của các bác sĩ da liễu hoặc đến phòng khám điều trị dứt điểm. 

4.1. Dùng thuốc bôi để trị mụn bọc ở má

Khi mụn bọc ở má trở nên nặng hơn, trở nên viêm nhiễm và bắt đầu ứ mủ thì bạn cần sử dụng các loại thuốc bôi để điều trị theo tư vấn của bác sĩ. Bạn sẽ được chuyên gia da liễu chỉ định các sản phẩm trị mụn bọc có thành phần như Benzoyl peroxide, Axit salicylic, Retinoid,.. Các thành phần này có công dụng kiểm soát, tiêu diệt vi khuẩn, kích thích cho nhân mụn nhanh khô. Bên cạnh đó, các thành phần này còn giúp bạn se khít lỗ chân lông, giảm đau và giảm tình trạng sẹo thâm sau mụn.  

4.2. Điều trị mụn bọc ở má tại phòng khám

Bạn có thể đến các phòng khám da liễu để được bác sĩ tư vấn điều trị chuyên môn nếu tình trạng không cải thiện, đặc biệt không tự ý xử lý, can thiệp khiến cho tình trạng mụn bọc ở má nặng nề hơn. Tùy vào tình trạng, các bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một số liệu pháp điều trị như lột da hóa học, liệu pháp laser, chăm sóc da mặt chuyên sâu hay tiêm steroid,…

5. Một số lưu ý khi điều trị mụn bọc ở má

Dù điều trị mụn bọc ở má bằng cách nào đi chăng nữa, thì bạn hãy luôn nhớ rằng điều trị là cả một quá trình cần sự cẩn thận, kiên trì chớ không phải ngày 1, ngày 2 là thành. Vì vậy bạn cần phải lưu ý một số vấn đề trong quá trình điều trị mụn bọc sau đây. 

  • - Luôn giữ làn da sạch sẽ
  • - Không nặn mụn bọc
  • - Hạn chế sử dụng kem chống nắng, trang điểm
Lưu ý trị mụn bọc ở má

 

Với những chia sẻ của Reviewcos, hy vọng bạn đã nắm được cho mình nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng mụn bọc ở má.