Nguyên nhân bị nám da khi mang thai và cách khắc phục chuẩn khoa học
Mang thai là khoảng thời gian tuyệt vời đối với mỗi mẹ bầu, tuy nhiên bạn cũng phải đối diện với rất nhiều các vấn đề về da, trong đó phổ biến nhất là hiện tượng nám da. Trong thời kỳ này, để giữ an toàn cho cả mẹ và bé, bạn nên sử dụng những sản phẩm khoa học để khắc phục tình trạng này.
1. Nguyên nhân bị nám da khi mang thai
Theo nghiên cứu, có tới 50-70% phụ nữ bị nám da khi mang thai. Vấn đề này không dễ dàng mất đi nếu bạn không chủ động cải thiện bằng những sản phẩm hiệu quả. Vậy nguyên nhân bị nám da khi mang thai là gì, bạn có thể ngăn ngừa và khắc phục không? Cùng reviewcos tìm hiểu ngay sau đây.
1.1. Cơ thể có những thay đổi trong thời kỳ mang thai
Sự thay đổi hormone dẫn đến tăng sinh estrogen và progesterone quá mức khi mang thai sẽ kích thích hoạt động sản sinh melanin – hắc tố gây nên các mảng tối trên da. Đây cũng là nguyên nhân khiến các vùng da khác trên cơ thể như môi, núm vú, bụng dưới, vùng nách,… trở nên sậm màu hơn.
1.2. Chăm sóc da sai cách
Các sản phẩm dễ gây kích ứng, thoa sản phẩm không đúng thứ tự, sử dụng sản phẩm không phù hợp là những nguyên dân khiến hàng rào bảo vệ suy yếu và hình thành nám da khi đang mang thai. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có được chu trình chăm sóc da an toàn nhất trong thời kỳ nhạy cảm này.
1.3. Không sử dụng kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời là một trong những tác động chính gây nám da và tàn nhang khi đang mang thai. Tia UV tấn công và phá hủy các liên kết bảo vệ da, từ đó khiến các vết nám sậm màu hơn, thậm chí là tạo nên các nếp nhăn lão hóa.
Nám da thường xảy ra ở 06 tháng cuối thai kỳ. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại khiến mẹ bầu mất tự tin. Cùng tìm hiểu thêm về những giải pháp trị nám và tàn nhang khi đang mang thai cùng reviewcos
2. Cách trị nám da khi đang mang thai
Tác động từ bên trong cơ thể kết hợp với biện pháp thoa bôi ngoài da sẽ giúp khắc phục nám da hiệu quả. Dựa vào những nguyên nhân bị nám da khi mang thai đã nêu trên, sau đây là một số biện pháp mà chuyên gia gợi ý cho bạn.
2.1. Duy trì chế độ sinh hoạt chuẩn khoa học
Lối sống lành mạnh không chỉ hạn chế nám da mà còn giúp cho quá trình phát triển của thai nhi tốt hơn. Sử dụng kem chống nắng hằng ngày, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng lo âu và tập thể dục phù hợp với thai kỳ là những biện pháp hữu hiệu giảm hiện tượng nám sạm và da nổi tàn nhang khi mang thai.
Ngoài ra, một chế độ ăn uống chuẩn khoa học hỗ trợ rất nhiều cho việc cải thiện nám da. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những hướng dẫn an toàn cho thai nhi. Bên cạnh đó, sử dụng các thành phần lành tính dưới đây sẽ giúp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả các mảng nám. Cùng tìm hiểu thêm nhé.
2.2. Sử dụng các sản phẩm chứa thành phần trị nám
Chu trình chăm sóc da phù hợp là yếu tố không thể thiếu khắc phục tình trạng nám da và ngăn ngừa các nguyên nhân bị nám da khi mang thai. Sau đây là một số thành phần trị nám hiệu quả mà chuyên gia Paula’s Choice gợi ý cho bạn.
2.2.1. Trị nám với Vitamin C
Vitamin C là thành phần tự nhiên của da, không tự sản sinh mà được bổ sung qua đường ăn uống và bôi thoa tại chỗ. Vitamin C có nhiều ở lớp biểu bì và hạ bì, tuy nhiên lượng chất này sẽ bị giảm dần theo thời gian hoặc do tác động của ánh nắng mặt trời.
Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ da khỏi các tác động từ môi trường và hạn chế tình trạng nám da, lão hóa, làm sáng da hiệu quả. Đây cũng chính là thành phần được chứng minh là an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
2.2.2. Trị nám với Tranexamic Acid
Tranexamic Acid có khả năng ức chế quá trình tổng hợp và sản xuất Plasmin – một nguyên nhân gây tăng sinh hắc tố melanin và hình thành nám da. Thành phần này có tác dụng sánh ngang với Hydroquinone – “hoạt chất vàng” trong việc cải thiện nám da. Tuy nhiên Hydroquinone không an toàn cho bà bầu vì gây ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi. Chính vì vậy, Tranexamic Acid là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
2.2.3. Trị nám với Azelaic Acid
Azelaic Acid cũng có tác dụng ức chế hắc tố melanin do khả năng kiểm soát hoạt động của enzyme Tyrosinase, DNA và protein của các tế bào melanocyte. Ngoài công dụng trị nám, thành phần này còn được biết đến với ưu điểm giảm viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện tình trạng mụn hiệu quả.
3. Một số lưu ý trị nám và tàn nhang khi đang mang thai
Mang thai là thời kỳ vô cùng nhạy cảm, dù đã biết những nguyên nhân bị nám da khi mang thai và có các biện pháp chăm sóc da hiệu quả, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được những hướng dẫn phù hợp với từng tình trạng riêng.
Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý khi điều trị nám và giảm tàn nhang khi mang thai:
- - Tránh sử dụng các thành phần gây kích ứng hoặc gây hại tới thai nhi như: Retinol, Retinoids, Hydroquinone,…
- - Đối với tẩy tế bào chết, AHA (Glycolic Acid) là thành phần an toàn cho bạn. Nếu muốn sử dụng BHA (Salicylic Acid) trong quy trình chăm sóc hàng ngày, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được hướng dẫn an toàn nhất.
- - Đừng quên sử dụng kem chống nắng mỗi ngày với chỉ số SPF 30+ để bảo vệ da toàn diện dưới tác động của tia UV. Một quy trình đầy đủ các bước Làm sạch – Tẩy tế bào chết – Tinh chất trị nám – Kem dưỡng ẩm và Kem chống nắng sẽ giúp tối ưu hiệu quả lấy lại làn da tươi trẻ và rạng rỡ.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân bị nám da khi mang thai và cách khắc phục. Như đã nói ở trên, nám da xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bạn cần thực hiện cả những tác động bên trong cơ thể lẫn thoa bôi ngoài da để có được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào là biện pháp an toàn cho cả mẹ và bé.