Nguyên nhân nổi mụn đầu đen ở mũi và cách khắc phục hiệu quả
Không ít tín đồ làm đẹp vẫn đang nhầm lẫn giữa mụn đầu đen với những loại mụn khác và loay hoay không biết có nên nặn mụn để giải quyết hay không. Đặc biệt, mụn đầu đen thường tập trung ở vùng mũi và hai bên cánh mũi, khiến tổng thể gương mặt trở nên xỉn màu, kém tươi sáng hơn và gây ra cảm giác thiếu tự tin. Trong bài viết sau, Reviewcos sẽ chỉ ra những nguyên nhân nổi mụn đầu đen ở mũi cũng như cách chăm sóc, cải thiện phù hợp. Cùng theo dõi nhé!
1. Nhận biết mụn đầu đen vùng mũi
Trước khi chỉ ra nguyên nhân nổi mụn đầu đen ở mũi, sẽ giúp bạn phân biệt loại mụn này:
Mụn đầu đen là những nốt mụn có kích thước khá nhỏ, thậm chí có thể nhầm lẫn với lỗ chân lông, xuất hiện trên bề mặt da với phần nhân mụn màu đen hoặc xám đậm.
Mụn hình thành tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn bình thường, kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, lâu dần sẽ sản sinh ra vi khuẩn khuẩn gây mụn.
Khác với các nốt mụn viêm sưng, mụn đầu đen có đầu mụn hở và chịu tác động trực tiếp từ môi trường. Chính vì vậy, đầu mụn sẽ chuyển thành màu đen xám do hiện tượng oxy hóa sau một thời gian tiếp xúc với không khí. Đây cũng là đặc điểm giúp bạn phân biệt mụn đầu đen với những loại mụn khác.
Về bản chất, mụn đầu đen cũng hình thành do vi khuẩn P. Acnes và cũng có thể trở nên viêm sưng nếu không được cải thiện kịp thời. Do vậy bạn không nên lơ là với những nốt mụn đầu đen trên da, hãy tìm cách ngăn ngừa và khắc phục ngay từ bây giờ.
2. Nguyên nhân nổi mụn đầu đen ở mũi
Một số vị trí mụn đầu đen thường xuất hiện là mũi, cánh mũi, trán, cằm hoặc lưng. Trong đó, mụn đầu đen ở mũi là dễ thấy nhất. Không ít tín đồ làm đẹp thắc mắc rằng “mụn đầu đen ở mũi làm sao hết?”. Tuy nhiên để biết cách giải quyết, bạn cần hiểu nguyên nhân hình thành loại mụn này.
Theo đó, mụn đầu đen xuất hiện do những yếu tố chủ yếu sau đây:
2.1. Làm sạch không đúng cách
Như đã đề cập, ở các vùng da như vùng chữ T, vùng lưng hay ngực, tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ kết hợp thêm tạp chất gồm tế bào chết, bụi bẩn từ môi trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mụn hình thành. Do vậy nếu làn da không được làm sạch sâu hằng ngày, lỗ chân lông sẽ rất dễ bít tắc và sinh ra mụn.
2.2. Thay đổi nội tiết tố
Việc hormone trong cơ thể tăng hoặc giảm đột ngột do chế độ sinh hoạt thay đổi thất thường, tuổi mãn kinh, mãn dục, tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân khiến cho mụn xuất hiện, bao gồm cả mụn đầu đen và các loại mụn trứng cá khác.
2.3. Chế độ ăn uống không khoa học
Trường hợp cơ thể hấp thụ quá nhiều đồ cay nóng trong một thời gian ngắn có thể trở thành nguyên nhân khiến da tiết nhiều dầu hơn, từ đó bụi bẩn, tạp chất cũng dễ bám trụ và gây bít tắc lỗ chân lông hơn.
2.4. Tác dụng phụ của thuốc hoặc các phương pháp điều trị bệnh
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc hoặc các can thiệp y khoa, việc xuất hiện mụn trứng cá hoặc các tác dụng phụ khác là hoàn toàn có thể.
3. Cách khắc phục mụn đầu đen ở mũi
Cách chăm sóc da vùng mũi giúp cải thiện mụn đầu đen sẽ tùy vào nền da của mỗi người. Tuy nhiên Paula’s Choice khuyên bạn không nên bỏ qua những bước chăm sóc da sau đây:
3.1. Loại bỏ tế bào chết hóa học với BHA
BHA là thành phần có đặc tính tan trong dầu nên thường được sử dụng trong các sản phẩm loại bỏ tế bào chết họa học để làm sạch sâu trong lỗ chân lông, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, bã nhờn, cặn makeup, hạn chế tối đa tình trạng bít tắc lỗ chân lông – nguyên nhân hình thành mụn hàng đầu.
BHA cũng có khả năng kháng viêm, giảm sưng nên sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng mẩn đỏ, viêm sưng trên da. Nồng độ 2% sẽ là lý tưởng để duy trì sử dụng hằng ngày giúp làn da sạch toàn diện, khắc phục mụn trứng cá trên cả da mặt và da cơ thể
3.2. Giảm dầu thừa, thu nhỏ lỗ chân lông với tinh chất Niacinamide
Bất kể làn da nào cũng có thể gặp phải tình trạng mất nước, bao gồm cả da dầu, da hỗn hợp. Nói một cách dễ hiểu, đây tình trạng da khô ở bề mặt nhưng vẫn thiếu ẩm ở lớp dưới da. Lúc này, dầu thừa sẽ tiết nhiều hơn để bù lại lượng nước thiếu hụt và tạp chất vì vậy càng dễ dàng bám trụ lại ở các cổ nang lông để gây bít tắc.
Đó là lý do vì sao chúng tôi khuyên bạn nên bổ sung tinh chất Niacinamide vào trong quy trình chăm sóc da hằng ngày.
Niacinamide hay Vitamin B3 là một thành phần Vitamin nhóm B có tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện kích thước lỗ chân lông, điều chỉnh độ ẩm trên da từ đó kiểm soát tốt hoạt động của tuyến dầu. Cùng với BHA, Niacinamide là lựa chọn hoàn hảo cho làn da đang đối diện với mụn ẩn, mụn đầu đen
3. Lưu ý khi chăm sóc da vùng mũi
Bên cạnh việc bổ sung vào quy trình những sản phẩm giúp khắc phục mụn đầu đen kể trên, để vấn đề này được cải thiện một cách nhanh chóng nhất, sau đây là lời khuyên dành cho bạn:
- - Không nên nặn mụn đầu đen ở mũi hay ở bất kỳ vùng da nào khác bởi tay bạn không đảm bảo vệ sinh kết hợp với tác động mạnh sẽ làm tổn thương da, khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn và làm các nốt mụn viêm sưng hơn
- - Sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ để tránh tình trạng làm bít tắc lỗ chân lông nghiêm trọng hơn
- - Tùy vào tình trạng da cụ thể, bạn có thể kết hợp tinh chất Niacinamide với các sản phẩm tinh chất chuyên biệt khác để tăng cường cải thiện các vấn đề da đang phải đối mặt
- - Vào ban ngày, luôn thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và đảm bảo màng lọc quang phổ rộng để bảo vệ da toàn diện
- - Mặc dù rửa mặt với sữa rửa mặt khiến da trở nên thông thoáng, dễ chịu, đặc biệt là da dầu nhưng bạn chỉ nên rửa mặt tối đa 2 lần trên ngày ở đầu mỗi quy trình chăm sóc da buổi sáng và buổi tối