RETINOL - THẦN DƯỢC CHO DA DÙNG CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT?
Chào mừng bạn gia nhập "team Retinol"! Reviewcos tin rằng trước khi đến với bài viết, bạn đã tìm hiểu rất nhiều về thành phần này. Song, nếu bạn vẫn còn phân vân hoặc tò mò sẽ ra sao nếu sử dụng tăng cường cả liều lượng và nồng độ retinol trong skincare routine? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.
1. CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ LƯỢNG RETINOL BẠN NÊN SỬ DỤNG?
Theo các nghiên cứu, Retinol là dẫn xuất vitamin A, giúp điều chỉnh quá trình thay đổi tế bào da và thúc đẩy sản sinh collagen. Điều này cho thấy rằng, Retinol có tác dụng cải thiện kết cấu và màu sắc da, giúp đều màu da, làm đầy các rãnh và nếp nhăn. Thành phần này cũng có thể được sử dụng như là một liệu pháp giúp giảm mụn và vết thâm trên bề mặt da.
Các chuyên gia khuyên rằng, bạn chỉ nên sử dụng Retinol vài lần mỗi tuần (tốt nhất là giãn cách ngày sử dụng) để đảm bảo khả năng tiếp nhận của da. Thậm chí, khi mới bắt đầu, chúng ta nên sử dụng với nồng độ thấp và thoa một lượng vừa đủ cỡ hạt đậu lên toàn bộ khuôn mặt. Sau đó, tăng dần tần suất khi da bắt đầu thích ứng tốt.
Reviewcos luôn khuyên các tín đồ skincare tuân thủ chu trình “nhất quán” và đảm bảo liều lượng vừa đủ nhằm đạt hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho da. Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn tăng nồng độ và liều lượng để tối ưu chu trình skincare của mình, hãy cân nhắc các vấn đề dưới đây.
Chúng tôi sẽ đưa ra lời giải đáp cho bạn: Liệu tăng nồng độ bao nhiêu thì hợp lý? Nếu vô tình chạm ngưỡng tối đa cho phép, làn da sẽ phản ứng thế nào?
2. CÁC TÁC DỤNG PHỤ KHI DÙNG RETINOL QUÁ LIỀU
Trong một số trường hợp, bạn có thể gặp tình trạng "burn" hay "bỏng" do Retinol. Thuật ngữ này có lẽ quá quen thuộc với dân skincare - đó là một loại tổn thương da do tiếp xúc với chất kích thích, có thể xảy ra khi sử dụng quá nhiều Retinol.
Một số kiểu “burn" thường gặp của các nàng chính là kích ứng, mẩn đỏ, bong tróc và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Đối với người có làn da nhạy cảm sẽ gặp nhiều tác dụng phụ hơn so với các loại da khác, điển hình như bong tróc, nóng rát, mẩn đỏ hoặc châm chích.
Hoặc đơn giản như bác sĩ Garshick giải thích các dấu hiệu: "Da đỏ, tổn thương hoặc bong tróc, đặc biệt ở những khu vực da mỏng, chẳng hạn như xung quanh miệng hay mắt”.
3. DÙNG BAO NHIÊU LÀ TỐT? LIỆU NỒNG ĐỘ % TRONG SẢN PHẨM CÓ PHẢI LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH MỘT SẢN PHẨM RETINOL TỐT?
Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều sản phẩm Retinol ở các nồng độ khác nhau như 0.05%, 0.1%, 0.3%, 0.5% hoặc 1%, nhưng liệu khi chọn sử dụng Retinol nồng độ cao sẽ giúp thúc đẩy nhanh “tiến độ” cải thiện làn da?
Câu trả lời là CÓ - Nhưng điều này còn phụ thuộc vào đặc tính và mục đích sử dụng của bạn.
LỜI KHUYÊN SỐ 1: DÙNG ĐÚNG NHU CẦU LÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT
Loại Retinol và liều lượng Retinol tùy thuộc vào loại da, tình trạng gặp phải. Ví dụ:
- Đối với làn da mụn trứng cá, bạn có thể bắt đầu sử dụng với nồng độ cao 0.1% và thậm chí tăng dần tần suất sử dụng theo thời gian khi da đã thích ứng tốt.
- Nếu sử dụng với mục đích thẩm mỹ như trẻ hóa làn da, mờ vết thâm mụn… bạn có thể bắt đầu ở nồng độ thấp hơn 0.05%.
Như vậy, việc chọn nồng độ % Retinol cao là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, bạn hãy tự hỏi bản thân về mục đích của mình: “Liệu có cần thiết không?”. Tốt nhất, Reviewcos vẫn khuyên bạn ưu tiên chọn % vừa phải, phù hợp nhu cầu cá nhân.
LỜI KHUYÊN SỐ 2: QUAN TÂM YẾU TỐ KHÁC THAY VÌ CHỈ NỒNG ĐỘ %
Song song đó, bạn không nhất thiết phải đề cao nồng độ %. “Dân skincare lâu năm” sẽ xem xét một yếu tố khác mỗi khi chọn Retinol. Ngành mỹ phẩm ngày càng đổi mới và phát triển, họ đã thêm các màng lọc và các loại liên kết Peptide “xịn sò” hơn để giúp Retinol nguyên chất ít bị oxy hóa bởi môi trường bên ngoài, cũng như giúp chúng có thể thẩm thấu vào da một cách nhanh chóng và an toàn hơn. Vì vậy, nhiều người sẽ dựa vào yếu tố này để cân nhắc chọn loại Retinol “thần thánh” riêng thay vì chỉ “zoom” vào nồng độ %.
3. PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG DO RETINOL
Các triệu chứng kích ứng kéo dài bao lâu tùy thuộc vào loại da và nồng độ cũng như loại Retinol mà bạn sử dụng. Thông thường có thể diễn ra vài ngày và dịu bớt khoảng từ ba hoặc bốn ngày sau khi ngừng sử dụng Retinol. Khi gặp phải các dấu hiệu kích ứng, hãy dừng sử dụng Retinol ngay lập tức.
Bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ hàng rào bảo vệ da có chứa các thành phần dưỡng ẩm và phục hồi. Ngoài ra hãy ưu tiên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, sữa rửa mặt dịu nhẹ, không cồn và hương liệu.
Vậy là đúng rồi nhưng vẫn chưa đủ đâu nha! Retinol vốn vẫn luôn làm da chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, cho dù có bị kích ứng hay không. Vì vậy, một bước vô cùng quan trọng không thể bỏ qua khi dùng retinol đó chính là sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF/PA phù hợp nhé!
4. CÁCH SỬ DỤNG RETINOL TRONG ROUTINE DƯỠNG DA ĐỂ TRÁNH TÁC DỤNG PHỤ
Một lần nữa, 3x5 xin nhắc lại thần chú "skincare là cả một quá trình", bạn không thể mong chờ đạt được kết quả chỉ sau vài ngày. Chúng ta cần kiên trì sử dụng đều đặn trong thời gian đủ lâu để có thể đạt được kết quả một làn da đẹp và khỏe mạnh từ bên trong. Song song đó, đừng quên:
- - Chỉ sử dụng một lượng nhỏ, cỡ hạt đậu, cho toàn bộ khuôn mặt.
- - Bắt đầu sử dụng Retinol chỉ vài lần một tuần, tăng tần suất sử dụng khi bạn có thể chịu đựng.
- - Bảo vệ các vùng trên khuôn mặt có thể dễ bị kích ứng, chẳng hạn như mắt, mũi và miệng, bằng cách sử dụng một lớp kem dày hơn.
- - Marcus nói rằng, một mẹo khác để tránh kích ứng khi sử dụng Retinol là dùng cách lớp, đặc biệt nếu bạn có làn da nhạy cảm. Có thể áp dụng Retinol sau lớp serum và kem dưỡng.
Một số gợi ý của các chuyên gia da liễu khi dùng Retinol mà bạn có thể tham khảo thêm:
- - Cách 1: Rửa mặt -> Toner -> Serum/có thể BHA -> Retinol -> Emulsion (Lotion/ Gel cấp nước) -> kem dưỡng ẩm-> đi ngủ.
- - Cách 2: Rửa mặt -> Toner -> Serum/có thể BHA -> Emulsion (Lotion/Gel cấp nước) -> kem dưỡng ẩm -> Retinol -> đi ngủ.
- - Cách 3: Rửa mặt -> Toner -> Serum/có thể BHA -> Kem dưỡng ẩm -> Retinol -> đi ngủ
- - Cách 4: Rửa mặt -> Toner -> Serum/có thể BHA -> Retinol -> đi ngủ